Điểm tin Y tế ngày 05-06/11/2014

I. TIN Y TẾ TRONG NƯỚC
1.BV Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới: Gắp nhẫn vàng trong cổ họng bé 2 tuổi
Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, chiều 4/11 các bác sĩ  đã gắp một chiếc nhẫn vàng trong thực quản một bệnh nhi 2 tuổi. Bệnh nhi này ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng quấy khóc, đau tức vùng cổ, nuốt nghẹn. Qua chụp phim Xquang, các bác sĩ phát hiện một dị vật hình chiếc nhẫn đang nằm trong thực quản của bé, và đã gắp chiếc nhẫn ra. Mẹ bé cho biết khi mẹ con chơi với nhau, bé thấy chiếc nhẫn vàng mẹ đeo trên tay nên đòi lấy chơi. Chiều ý con, mẹ tháo nhẫn ra và cho con chơi. Bé liền ngậm vào miệng không ngờ bị rơi xuống thực quản.
2. Công ty Sanofi Pasteur Việt Nam: Vắc xin sốt xuất huyết được thử nghiệm an toàn
Ngày 4/11, Công ty Sanofi Pasteur Việt Nam – đơn vị sản xuất vắc xin phòng, chống sốt xuất huyết cho biết, sau một thời gian đưa vào thử nghiệm vắc xin phòng, chống sốt xuất huyết, kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 của loại vắc xin này cho thấy, ngừa 56,5% ca sốt xuất huyết có triệu chứng ở trẻ từ 2 đến 14 tuổi; giảm 67% về mặt lâm sàng nguy cơ nhập viện do sốt xuất huyết; đặc biệt giảm 88,5% ca sốt xuất huyết dengue (DHF)- một dạng bệnh nặng của sốt xuất huyết.
Theo Sanofi Pasteur Việt Nam, nghiên cứu này dựa trên đối chứng trên 10.275 trẻ em từ 2 đến 14 tuổi, sống ở 5 quốc gia lưu hành dịch sốt xuất huyết: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
 Riêng tại Việt Nam, từ tháng 9/2011, Viện Pasteur TP.HCM tổ chức nghiên cứu ở 2.336 trẻ tại TP.Long Xuyên (An Giang) và TP.Mỹ Tho (Tiền Giang). Số trẻ trên được phân thành 2 nhóm, 1 nhóm tiêm vắc xin, còn 1 nhóm tiêm giả dược với 3 mũi, cách nhau 6 tháng. Sau 3 mũi tiêm, nghiên cứu đã tiến hành theo dõi thêm 13 tháng để đánh giá hiệu quả vắc xin thông qua so sánh số ca sốt xuất huyết do bất kỳ tuýp vi rút dengue giữa 2 nhóm tiêm vắc xin và giả dược. "Qua theo dõi đầu tiên, kết quả phân tích tính an toàn giữa 2 nhóm tiêm vắc xin và giả dược là tương đương nhau. Kết quả này tương tự như kết quả của các nghiên cứu giai đoạn I, II & IIB trước đây. Tính an toàn của vắc xin trong nghiên cứu này sẽ tiếp tục được theo dõi đến năm 2017" , đại diện Sanofi Pasteur Việt Nam cho biết.
TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, kết quả nghiên cứu đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phòng, chống sốt xuất huyết dengue trên thế giới vì lần đầu tiên nhân loại đã phát minh ra vắc xin phòng, chống sốt xuất huyết dengue và chứng minh được rằng bệnh sốt xuất huyết dengue hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. "Chúng ta đang tiến dần đến vắc xin phòng, chống sốt xuất huyết. Việc ra đời của vắc xin này kết hợp với các biện pháp dự phòng, và quản lý nguồn lây sẽ giúp cho cuộc chiến đấu chống lại sốt xuất huyết có hiệu quả triệt để hơn. Giúp mang lại những lợi ích to lớn cho ngành Y tế nói riêng và tình hình kinh tế - xã hội nói chung”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
3. Hội thảo Nâng cao năng lực quản lý và triển khai hoạt động hỗ trợ của Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
Ngày 4/11, Hội thảo Nâng cao năng lực quản lý và triển khai hoạt động hỗ trợ của Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá đã diễn ra tại Hà Nội. PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết: Hiện, Việt Nam có khoảng 30 triệu người bị tác động bởi việc hút thuốc lá thụ động. Việt Nam đang nằm trong nhóm 15 quốc gia có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trung bình mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm vào năm 2030,  mà tác hại của thuốc lá lại đang từng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.
Thông tin mà PGS.TS Lương Ngọc Khuê đưa ra tại cuộc hội thảo khiến nhiều người e ngại khi: Hiện tại, tỷ lệ hút thuốc của nam giới ở nước ta hiện nay khoảng 47% (trung bình hai nam giới có một người hút thuốc) và có khoảng 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc trong môi trường sống. Trong khi đó các chuyên gia khuyến cáo khói thuốc có chứa hơn 4.000 loại hóa chất, gồm hơn 200 loại chất độc hại và các chất gây nghiện, đặc biệt là nicotine. Các chất này khi bị hít vào phổi sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch và gây viêm đường hô hấp. Vì thế khói thuốc đã và đang là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi… Và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động.
Trước thực trạng này, mục tiêu trước mắt của Việt Nam là hạn chế số người hút và giảm số người mắc bệnh do thuốc lá gây ra. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê thì: “Có đến 90% người hút thuốc hiểu được tác hại của thuốc lá nhưng thực hiện bỏ thuốc đối với những người này lại không phải dễ”. Trước đó đã có rất nhiều những biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế số người hút và giảm số người mắc bệnh do thuốc lá gây ra. Cụ thể vào ngày 18/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tiếp đó, cùng với việc quy định các biện pháp nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá thì Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng đã quy định về việc thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá. Đánh giá về việc Quốc hội cho phép thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Điều này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. Nó thể hiện cam kết của Nhà nước trong việc bảo đảm nguồn lực và tính bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
Tại cuộc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng kêu gọi, trong thời gian tới các cơ quan, ban ngành cần có những hành động thiết thực hơn nhằm tuyên truyền, vận động người dân nói “không” với thuốc lá.
4. Bộ Y tế họp báo về các hoạt động nhân Ngày phòng chống bệnh đái tháo đường thế giới 2014
Tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam bị mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng là thông tin cảnh báo mà Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã đưa ra trong buổi họp báo chiều 4/11 của Bộ Y tế về các hoạt động nhân Ngày phòng chống bệnh đái tháo đường thế giới 2014 (14/11).
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên, thực tế, bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng ở mọi quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực.Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành hiện là 5,4% tăng gấp đôi so với tỷ lệ năm 1990. Đáng chú ý. có đến gần 64% người bệnh chưa được chẩn đoán.
Ông Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng nhấn mạnh, bệnh đái tháo đường đang gia tăng quá nhanh tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam tăng 200% ttrong khi Tổ chức Y tế Thế giới dự báo trên thế giới chỉ tăng 54% nhưng trong 20 năm.
Ông Dương cũng nhấn mạnh bệnh đái tháo đường tuýp 2 được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh âm thầm tiến triển trong cơ thể con người. Vì vậy, có một số lượng không nhỏ người chỉ có thể phát hiện ra mình bị bệnh khi đã có biến chứng như giảm thị lực do đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc, biến chứng thận, biến chứng tim mạch… Do đó, việc người bệnh phát hiện muộn sẽ gây thêm những tốn kém cho công tác điều trị bệnh cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
Các chuyên gia khuyến cáo, để dự phòng bệnh, điều quan trọng là cần đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp với giai đoạn phát triển; hoạt động thể lực 30 phút/ngày, những người cần kiểm soát cân nặng cần được tăng cường luyện tập hơn; nên ăn nhiều rau, giảm đường, giảm chất béo và không sử dụng thuốc lá. 

5. Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Khám sàng lọc, tư vấn miễn phí cho người dân về bệnh đái tháo đường
Nhân Ngày phòng chống đái tháo đường thế giới, trong hai ngày 14-15/11, sự kiện “Ngày đái tháo đường năm 2014” sẽ được tổ chức tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương - cơ sở Tứ Hiệp với các hoạt động khám sàng lọc, tư vấn miễn phí cho người dân về bệnh đái tháo đường. Sự kiện trên do Bệnh viện Nội tiết Trung ương phối hợp Hội Nội tiết đái tháo đường và Công ty Novonordisk tổ chức.
Người dân đến tham dự “Ngày đái tháo đường năm 2014” sẽ được các y, bác sỹ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương miễn phí khám sàng lọc phát hiện bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường đồng thời tư vấn về thay đổi lối sống, dinh dưỡng và luyện tập phòng chống bệnh.
Trước đó, trong hai ngày 12-13/11, Bệnh viện Nội tiết Trung ương sẽ phối hợp với 4 đơn vị y tế khác tổ chức khám phát hiện sớm bệnh đái tháo đường tại 4 khu vực của thành phố Hà Nội theo kế hoạch đã được Bộ Y tế phê duyệt.
6. Chương trình “Làng thay đổi đái tháo đường” tại 4 thành phố lớn
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày phòng chống bệnh đái tháo đường thế giới, Chương trình “Làng thay đổi đái tháo đường” sẽ diễn ra 8-16/11 tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh. Mục đích của chương trình nhằm cung cấp kiến thức về bệnh, khuyến khích lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý, sàng lọc những người có yếu tố nguy cơ, tư vấn cho người bệnh. Chương trình do Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và Công ty Novo Nordisk Pharma Việt Nam tổ chức.
Theo đó, “Chương trình Làng thay đổi đái tháo đường” sẽ diễn ra tại Trường Đại học Y dược TP. HCM trong 2 ngày 8 và 9/11; tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ ngày 10 11/11; tại Bệnh viện Đà Nẵng trong 2 ngày 12 và ngày 13/11 và tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2 ở Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội từ ngày 14 - 15/11.
 Tại các địa điểm này hàng nghìn người dân sẽ được cung cấp thông tin, kiến thức về bệnh đái tháo đường, tư vấn, thử đường huyết miễn phí đối với những người có nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động khuyến khích lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý để dự phòng bệnh đái tháo đường tuýp 2 và quản lý điều trị hiệu quả nhằm giảm biến chứng.
7.Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng xử lý nghiêm kíp trực vì để một trẻ sơ sinh tử vong
Ngày 4/11, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, vừa có buổi làm việc với kíp trực cùng người nhà sản phụ Lê Thị Bạch Tuyết để làm rõ trách nhiệm của ca trực trong việc để xảy ra tai biến sản khoa khiến một trẻ sơ sinh tử vong.
Trước đó, vào khoảng 2 giờ sáng 27/10, chị Lê Thị Bạch Tuyết, sinh năm 1977, ngụ tại phường 3, TP. Đà Lạt bị đau bụng sinh và được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị Tuyết và thai nhi khỏe nên tới 17 giờ 30 phút cùng ngày, chị Tuyết mới được đưa vào phòng sinh. Mặc dù sản phụ đã sinh 2 lần, trong đó lần sinh gần nhất là sinh mổ nhưng các bác sĩ vẫn để cho chị Tuyết sinh thường. Đến khoảng 20 giờ 10 phút cùng ngày, phụ trách kíp trực thông báo chị Tuyết bị vỡ tử cung và phải phẫu thuật. Sau khi chào đời, bé trai rất yếu và tử vong vào trưa 28/10, chị Tuyết bị cắt bỏ tử cung và hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng thừa nhận ca trực đã không tiên lượng chính xác phương pháp sinh cho sản phụ là sinh thường, sinh mổ hay hỗ trợ sinh bằng thủ thuật nên đã gây tai biến sản khoa. Thay mặt bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Bá Hy xin lỗi gia đình chị Tuyết và hứa sẽ xử lý nghiêm kíp trực.
8. Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng xây bệnh viện ở đảo Lý Sơn
Bộ Y tế sẽ kết hợp Bộ Quốc phòng xây dựng Bệnh viện quân dân y kết hợp; hỗ trợ trang thiết bị y tế, luân phiên cử bác sỹ trực tiếp điều trị và hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế tại đảo Lý Sơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020. Theo đó, nhiều dự án trọng điểm đang triển khai sẽ được ưu tiên vốn như vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai đoạn 2); đường cơ động phía đông nam đảo Lý Sơn (giai đoạn 2); hệ thống cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Lý Sơn.
Thủ tướng cũng ưu tiên hỗ trợ vốn cho các dự án trọng điểm khởi công mới phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước như: đường cơ động xung quanh đảo lớn, đảo bé kết hợp kè biển chống sạt lở; các tuyến đê biển; Cảng Bến Đình; Trung tâm Y tế dự phòng...
Bộ Y tế sẽ kết hợp Bộ Quốc phòng xây Bệnh viện quân dân y kết hợp; hỗ trợ trang thiết bị y tế, luân phiên cử bác sĩ trực tiếp điều trị và hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế tại đảo.
Các dự án trên được áp dụng mức hỗ trợ cao nhất phù hợp với từng đối tượng. Thủ tướng khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư theo các hình thức BT, BOT, BTO, PPP... với các công trình hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
9. Mô hình bệnh viện - khách sạn tại Hải Phòng
Tập đoàn Hapaco (một Tập đoàn kinh tế đa ngành trưởng thành từ nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm giấy) vừa chính thức khai trương giai đoạn 1 Bệnh viện quốc tế Green tại số 738 đường Nguyễn Văn Linh TP. Hải Phòng. Theo chủ đầu tư, dự án được đầu tư 447 tỷ đồng, tỷ suất đầu tư 2,2 tỷ VNĐ/giường bệnh, xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn vốn đầu tư hoàn toàn huy động trong xã hội theo đúng chủ trương xã hội hóa của Bộ Y tế.
Tiến sỹ Vũ Dương Hiền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hapaco cho biết: Bệnh viện này khác biệt về nhiều mặt so với các cơ sở chữa bệnh trong khu vực từ ý tưởng kiến trúc, hệ thống trang thiết bị y tế cho tới đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ chuyên nghiệp và đặc biệt là tinh thần, thái độ phục vụ “như từ mẫu” của tất cả các nhân viên ở đây. Những thiết bị y tế nổi trội được trang bị trong bệnh viện như máy chụp nhũ của hãng GE (Mỹ), giúp chẩn đoán ngăn ngừa ung thư vú sớm; máy chụp Xquang kỹ thuật số của hãng Hitachi (Nhật Bản); máy siêu âm 2D, 4D và máy soi cổ tử cung của hãng Simen (Đức); máy xét nghiệm sinh hóa tự động của hãng Simen (Đức) cùng các loại máy xét nghiệm huyết học tự động, xét nghiệm miễn dịch tự động, xét nghiệm đông máu tự động, phân tích khí máu tự động, phân tích nước tiểu tự động, hệ thống dàn phẫu thuật nội soi, máy trợ thở người lớn và trẻ em, giường sưởi ấm cấp cứu trẻ sơ sinh, monitor sản khoa theo dõi song thai, lồng ủ ấm trẻ sơ sinh, máy thở cho trẻ sơ sinh, lồng ấp sơ sinh, đèn điều trị vàng da, máy gây mê, monitor theo dõi người bệnh loại 7 thông số, dao mổ điện, máy rửa và khử khuẩn, máy hấp sấy tiệt trùng, đèn và các thiết bị phòng mổ, bàn mổ điều chỉnh điện, giường bệnh điều chỉnh điện và hàng loạt các trang thiết bị và dụng cụ y tế hiện đại khác của các nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Anh, Ba Lan, Thụy Điển, Nhật Bản và Hàn Quốc, giúp chẩn đoán, ngăn ngừa, điều trị chính xác, mang lại hạnh phúc cho người bệnh
Bệnh viện Quốc tế Green hoạt động sẽ góp phần giảm tải một phần cho các bệnh viện trong thành phố Hải Phòng và các bệnh viện tuyến Trung ương, thiết thực góp phần đưa Hải Phòng trở thành một trung tâm y tế của vùng duyên hải Bắc bộ.
10.Cách phòng, tránh phản ứng sau tiêm chủng vaccine sởi - rubella
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện đã có hơn 5 triệu trẻ em được tiêm vaccine sởi - rubella an toàn, phấn đấu đến hết tháng 2-2015 có tổng cộng 23 triệu trẻ em được tiêm vaccine này. Tuy nhiên, hiện tượng một số học sinh bị choáng, ngất sau tiêm vaccine này hay cán bộ y tế tiêm nhầm vaccine bằng nước cất xảy ra mới đây, khiến tâm lý các phụ huynh ít nhiều lo lắng.
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vaccine sởi - rubella là loại vaccine an toàn, phản ứng nặng sau tiêm như giảm tiểu cầu, sốc phản vệ  hay dị ứng, nổi mề đay, ngứa, phát ban rất hiếm gặp trong vòng 24 giờ sau tiêm. Tuy nhiên, sau tiêm chủng có thể gặp một số phản ứng như đau tại chỗ tiêm; sốt nhẹ kéo dài trong 1- 2 ngày (chiếm khoảng 5 - 15%); phát ban xuất hiện từ 7 - 10 ngày sau khi tiêm (chiếm khoảng 2%); nổi hạch, đau cơ và cảm giác khó chịu. Do vậy, việc khám sàng lọc và chỉ định tiêm cần được thực hiện chặt chẽ.
Tại Hà Nội, sau khi triển khai tiêm thí điểm tại 10 quận/huyện trong 10 ngày, đến ngày 28/10 vừa qua, thành phố chính thức triển khai tiêm chủng vaccine sởi - rubella trên diện rộng đợt 1, cho trẻ từ 1-5 tuổi. Hiện tại, đã có hơn 200.000 trẻ được tiêm, không xảy ra trường hợp phản ứng nặng nào.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các trẻ đi tiêm vaccine sởi-rubella, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, những trường hợp chống chỉ định với vaccine này gồm: trẻ có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vaccine chứa thành phần sởi hoặc rubella; dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vaccine; có tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan; trẻ mắc các bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng, các bệnh về máu nghiêm trọng khác hoặc truyền máu... thì không nên đi tiêm vaccine. Những trường hợp đã được chẩn đoán xác định mắc bệnh sởi và rubella cũng không phải tiêm vaccine sởi - rubella, vì người đã mắc bệnh thường có miễn dịch bền vững. Tuy nhiên, nếu chỉ mắc 1 trong 2 bệnh này thì việc tiêm vaccine phối hợp sởi - rubella để phòng đồng thời 2 bệnh là cần thiết.
Ông Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo thêm, phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm chủng cần thông báo cho cán bộ y tế về các khuyết tật bẩm sinh, lịch sử sinh non, dị ứng hoặc bất kỳ phản ứng mạnh nào trong những lần tiêm vaccine trước đó. Ngoài ra, phụ huynh nên đặt yêu cầu xem vaccine sẽ được dùng cho trẻ và thảo luận về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Sau khi tiêm phòng, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm ít nhất 30 phút để giám sát tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra. Phụ huynh cũng cần giám sát trẻ trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chủng tại nhà, nếu trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, phát ban, sưng tại chỗ thì không cần chăm sóc y tế. 
11.Hành khách về từ vùng dịch Ebola uống thuốc hạ sốt “né” máy đo thân nhiệt
Để hành khách C.V.C trở về từ vùng dịch Ebola đi qua các cửa khẩu và lưu trú tại khách sạn sau đó mới phát hiện có biểu hiện sốt, nghi nhiễm virus Ebola khiến nhiều người lo ngại khâu giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu. Về việc này, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng: Sở dĩ hành khách C không được phát hiện tại cửa khẩu khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất là do trước đó hành khách đã uống thuốc hạ sốt. Hành khách C khi nhập cảnh ở Morocco đã được kiểm tra thân nhiệt rất kỹ, không có biểu hiện của sốt. Từ Morocco, sau thời gian trễ chuyến, hành khách C đáp máy bay quá cảnh ở sân bay quốc tế Doha (Qatar) để về Tân Sơn Nhất. Tại sân bay này, anh C dùng thuốc hạ sốt và khi qua sân bay đã không gặp trở ngại gì. Khi quá cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách C không bị sốt nên máy soi chiếu thân nhiệt từ xa không phát hiện được gì. Đây chính là lý do tại sao khi nhập cảnh vào Việt Nam (VN), hành khách không có biểu hiện sốt. Khi hành khách đã dùng thuốc hạ sốt, thì máy đo thân nhiệt không thể phát hiện được, trừ khi hành khách tự khai báo chính xác thông tin.
Cũng theo PGS-TS Trần Đắc Phu, những tình huống như trên đã được Bộ Y tế đặt ra. Tuy nhiên, do hành khách uống thuốc hạ sốt thì rất khó phát hiện. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã khuyến cáo: Hành khách sau khi nhập cảnh nếu thấy sốt hoặc bất thường về sức khỏe phải chủ động báo cho cơ sở y tế. Bộ Y tế liên tục yêu cầu các đơn vị, cơ sở y tế, các cửa khẩu thực hiện nghiêm quy trình giám sát tại các cửa khẩu, giám sát chặt chẽ các hành khách đến từ vùng đang có dịch Ebola. Hiện VN được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân nhiễm Ebola trường hợp nghi có ca bệnh. Từ trường hợp này, Bộ Y tế sẽ tăng cường tập huấn cho các đội đáp ứng nhanh với dịch bệnh Ebola, cũng như cán bộ xét nghiệm của Trung ương (T.Ư) và các tỉnh về Ebola.
Vào ngày 6/11, Bộ Y tế sẽ tiến hành tổng diễn tập đối phó với dịch bệnh Ebola tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch bệnh do virus Ebola đã có dấu hiệu giảm số ca mắc tại 3 quốc gia Tây Phi. Từ tháng 12/2013 đến nay, thế giới đã ghi nhận 13.633 trường hợp mắc, trong đó 5.000 trường hợp tử vong. Guinea là quốc gia có số ca mắc Ebola cao nhất với 1.667 trường hợp mắc, trong đó 1.018 trường hợp tử vong. 
12.Thủ tướng Chính phủ: Đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 32/CT-TTg về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Theo Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương rà soát, cập nhật số lượng người nghiện chất dạng thuốc phiện thực tế tại địa phương làm căn cứ lập kế hoạch thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch, bảo đảm cân đối, lồng ghép triệt để cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí để tổ chức triển khai kế hoạch điều trị bằng thuốc Methadone đạt chỉ tiêu được giao theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015; đôn đốc các cơ sở điều trị Methadone đã được thành lập đẩy nhanh việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó chỉ đạo Chủ tịch UBND các cấp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu; chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc xét chọn bệnh nhân tham gia điều trị của các cơ sở điều trị thay thế theo các quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, bảo đảm khách quan, minh bạch, giảm thời gian chờ đợi.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc chuyển đổi hoặc lồng ghép hoạt động điều trị thay thế tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở xã hội thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện đồng bộ các hoạt động tư vấn tâm lý, nâng cao sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống, học nghề và tư vấn nghề nghiệp, tạo việc làm phù hợp giúp bệnh nhân tham gia điều trị ổn định tâm lý, dự phòng tái nghiện ma túy.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS thiết lập ngay các cơ sở điều trị Methadone; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, ban hành khung giá dịch vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, trong đó cho phép tính chi phí nhân công thuê ngoài (thuê hợp đồng lao động) vào giá dịch vụ điều trị Methadone.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan bảo đảm nguồn cung thuốc Methadone đáp ứng nhu cầu của các địa phương; hoàn thiện các hướng dẫn về chuyên môn; hỗ trợ các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện từ các nguồn huy động được. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối đủ kinh phí mua thuốc Methadone; hướng dẫn các địa phương huy động nguồn lực để triển khai điều trị thay thế; chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác quản lý và đấu tranh phòng ngừa thẩm lậu ma túy vào nước ta...
14. Người Việt Nam bị xếp vào nhóm lùn nhất của Châu Á
Người Việt Nam đang bị xếp vào nhóm lùn nhất của Châu Á, trong 10 năm qua chiều cao trung bình của người Việt chỉ tăng được 1cm. Để cải thiện tầm vóc của người Việt, chiến lược dinh dưỡng Quốc gia đã bước đầu được xã hội hóa.
Theo phân tích của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao được đánh giá là chuẩn mực đầu tiên của sức khỏe. Từ khi còn là bào thai, nếu trẻ được chăm sóc tốt sẽ có điều kiện để phát triển chiều cao tối ưu, sức khỏe tốt cũng tạo điều kiện để phát triển nhanh cả về trí tuệ lẫn tinh thần với chiều cao tốt, cơ hội nhận được công việc, nghề nghiệp của mỗi người cũng tốt hơn.
Để trẻ có thể đạt chiều cao tối đa cần sự phát triển hài hòa của nhiều yếu tố di truyền (23%); dinh dưỡng (32%); rèn luyện thể lực (20%); môi trường tâm lý (25%). Tuy nhiên, thực tế trẻ em Việt Nam đang thiếu trước hụt sau các yếu tố trên khiến tầm vóc của người Việt đang đứng ở hàng thấp lùn.
Hiện nay, chiều cao trung bình của người Việt Nam mới chỉ đạt 164cm đối với nam và 154cm đối với nữ. Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ cao tương đương với Indonesia nhưng thấp hơn chiều cao trung bình của Nhật Bản và Hàn Quốc từ 7-10cm. Hạn chế trên không phải do di truyền của người Việt Nam thuộc dạng thấp bé. 
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, một nghiên cứu đã được thực hiện tại Pháp trên trẻ có bố mẹ là người Việt Nam, được sinh ra và nuôi dưỡng ở Pháp. Kết quả cho thấy, từ khi được sinh ra cho đến năm 18 tuổi, nhóm trẻ người Việt Nam tại Pháp phát triển tương đương như trẻ có bố mẹ là người Pháp. Điều đó khẳng định rằng, vóc dáng của người Việt không hề thua kém các nước khác. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vận động, môi trường đang tác động xấu đến sự phát triển chiều cao của người Việt. Từ những năm 1999 Việt Nam có khoảng 40% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi. Với sự phát triển của Y tế và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, đến năm 2011, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 18,6% hiện nay là 15,3%.
Đây là tình trạng suy dinh dưỡng mạn tính từ khi trẻ còn trong bào thai, phản ánh thực tế thiếu ăn kéo dài, thiếu vitamin, khoáng chất, canxi… Khi sinh ra trẻ không được nuôi dưỡng đầy đủ bằng sữa mẹ, ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó những hạn chế về vận động và môi trường ô nhiễm đang tạo ra nhiều bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng không nhỏ tới sức vóc của trẻ trong những năm đầu đời, tác động tiêu cực đến chiều cao của các bé. Để phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ, PGS.TS Lâm khuyến cáo, trước và trong thời kỳ mang thai, bà mẹ phải được chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng. Cần phải định hướng và nâng ý thức của người mẹ trong việc cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu cùng chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong những tháng tiếp theo của 2 năm đầu đời và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.
15. Xã hội hóa chiến lược dinh dưỡng, nâng chiều cao người Việt Nam
Năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt chương trình nâng cao tầm vóc Việt, từ chương trình trên các chuyên gia dinh dưỡng kỳ vọng đến năm 2030 chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam có thể tăng lên thêm 4cm. Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những khó khăn về kinh tế đang khiến chiến lược cải thiện chiều cao cho người Việt Nam gặp nhiều rào cản, chưa mang lại hiệu quả như mong đợi do thiếu hụt ngân sách.
Để học hỏi những kinh nghiệm cải thiện tầm vóc của Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam đã cử nhiều đoàn tham quan. Từ thực tế của nước bạn chúng tôi nhận thấy nếu chỉ trông chờ vào kinh phí từ Chính phủ mà không có sự chung sức của cả xã hội thì mục tiêu nâng cao tầm vóc của người Việt khó có thể thành hiện thực.
Từ thực tế đó, Chiến lược dinh dưỡng quốc gia nâng cao tầm vóc Việt đang từng bước được xã hội hóa để huy động nguồn lực từ các đơn vị, tổ chức xã hội vào việc phát triển nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giúp trẻ có được điều kiện lý tưởng cho sự phát triển vóc dáng. Ngày 4/11, tại TP.HCM Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết chương trình hợp tác “Nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam” bắt đầu cho kế hoạch xã hội hóa mục tiêu quốc gia.
Bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, chương trình hợp tác bước đầu diễn ra trong thời gian từ nay đến hết năm 2018 tập trung vào các nội dung: đào tạo nâng cao kiến thức cho những cán bộ của Hội Phụ nữ về chiến lược phát triển tầm vóc của thế hệ trẻ; biên soạn và phổ biến những tài liệu phù hợp với từng loại đối tượng ông bố, bà mẹ, trẻ em cũng như các giáo viên trong nhà trường; tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; xây dựng đội ngũ tuyên truyền từ trung ương đến địa phương để giáo dục nâng cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển tốt nhất về vóc dáng và trí lực cải thiện chiều cao của người Việt so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Đây là bước mở đầu cho chiến lược xã hội hóa, định hướng cộng đồng cải thiện chiều cao cho thế hệ trẻ Việt Nam. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2014, kế hoạch sẽ được thử nghiệm tại 5 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.HCM và Cần Thơ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe và vóc dáng của người Việt từ gia đình đến xã hội.
16.Giảm gần 90% sốt xuất huyết thể nặng nhờ vắc xin thử nghiệm
Sau 2 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu cho thấy, hiệu quả bảo vệ của vắc xin sốt xuất huyết (SXH) kéo dài được 12 tháng. Các chuyên gia phòng ngừa dịch bệnh Việt Nam đang hy vọng vào loại vắc xin mới giúp ngừa được cả 4 tuýp gây bệnh SXH.
SXH là 1 trong 5 bệnh truyền nhiễm có ca mắc và tử vong cao nhất tại Việt Nam. Ước tính trung bình mỗi năm, SXH khiến khoảng 94.000 trường hợp nhập viện với gần 100 ca tử vong. Các chuyên gia phòng ngừa dịch bệnh Việt Nam đang hy vọng vào loại vắc-xin mới giúp ngừa được cả 4 tuýp gây bệnh SXH, giúp giảm hơn 50% số trường hợp mắc mới.
PGS. TS. BS. Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết như vậy trong hội thảo: “Hiệu quả vắc-xin ngừa sốt xuất huyết dengue và ý nghĩa thực tiễn cho cộng đồng”. Hội thảo này do Viện Pasteur TP.HCM tổ chức ngày 3/11.
Hiện nay, vắc xin ngừa SXH đã được nghiên cứu vào giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng trước khi vắc xin được phép lưu hành. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về tình an toàn và hiệu quả của vắc xin. Vắc xin SXH được nghiên cứu ở 5 quốc gia lưu hành dịch SXH: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, nghiên cứu do Viện Pasteur TP.HCM thực hiện tại Long Xuyên và Mỹ Tho. 2.336 đối tượng được phân vào các nhóm một cách ngẫu nhiên, phân loại theo tuổi: 2-5 tuổi, 6 - 11 tuổi, 12 - 14 tuổi. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2011. Nghiên cứu này dự kiến kéo dài 6 năm, đến cuối năm 2017. Các trẻ được chia làm hai nhóm, một nhóm tiêm vắc xin SXH với 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 6 tháng; và một nhóm tiêm giả dược. Các đánh giá tính hiệu quả, các ca SXH, xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm mũi thứ ba.
Theo PGS. TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, các số liệu bước đầu thử nghiệm của giai đoạn 3 này, cho thấy, hiệu quả bảo vệ không bị SXH ở từng týp có khác nhau: D1 (50%), D2 (35%), D3 &4 (75%). Cho đến nay, hiệu quả phòng ngừa của vắc xin nói chung là 56,5%, sau 3 liều ngừa bất kỳ tuýp huyết thanh gây bệnh SXH. Mật độ mắc ở nhóm tiêm là 1,8%; so với nhóm tiêm giả dược là 4,1%. Vắc xin giúp giảm SXH ở thể nặng là 88,5%.
Sau 2 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu cho thấy, hiệu quả bảo vệ của vắc xin kéo dài được 12 tháng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa phát hiện ra dấu hiệu mẫn cảm nặng khi tiêm vắc xin như nhiễm trùng hay tổn thương. 4 ca tử vong trong nghiên cứu hoàn toàn không liên quan đến vắc xin (3 ca tử vong do tai nạn giao thông và 1 ca bị chấn thương ngực nghiêm trọng). Hiệu quả của vắc xin vẫn được các nhà khoa học Viện Pasteur TP.HCM theo dõi đến cuối năm 2017.
Tại Hội thảo, PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã trải qua rất nhiều đợt dịch SXH, đặc biệt, gánh nặng to lớn của bệnh liên quan đến 1 trên 20 trẻ em thuộc lứa tuổi (2-14 tuổi). Điều này gây ra một áp lực rất lớn cho các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe, khi bệnh SXH chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu. Các chuyên gia y tế hy vọng vào một loại vắc xin mới giúp loại trừ hoặc thanh toán bệnh. Vắc xin sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu, góp phần giảm 50% tỷ lệ tử vong và 25% tỷ lệ mắc bệnh do SXH vào năm 2020 do Tổ chức Y tếthế giới đề ra. Đồng thời PGS. TS. Phu nhấn mạnh, cho dù sau này, nếu vắc xin SXH được phép lưu hành, phòng bệnh vẫn cần thiết từ những biện pháp khác: ngủ mùng, dọn dẹp sạch nhà cửa, đậy kín các vật dụng chứa nước… 
17. Lai Châu: Ngộ độc nấm tập thể, 19 người nhập viện
Bác sĩ Đỗ Văn Giang, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, ngày 3/11, Khoa hồi sức Cấp cứu - BV Đa khoa tỉnh vừa tiếp nhận 19 trường hợp đến cấp cứu và điều trị do bị ngộ độc ăn nấm rừng tại xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu).
Theo thông tin ban đầu, ngày 2/11, do một gia đình tại xã Sin Súi Hồ làm nhà mới nên có rất đông người đến giúp dựng nhà. Sau đó mọi người có lên rừng hái được gần 5kg nấm, gia đình đã dùng một nửa số nấm để chế biến làm thức ăn cho bữa tối.
Sau bữa ăn khoảng 30 phút, đồng loạt 19 người ăn nấm đều biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, trong đó có người bị nôn ra máu. Trong đêm, các nạn nhân đều được chuyển đến Khoa hồi sức cấp cứu - BV Đa khoa tỉnh Lai Châu để cấp cứu và điều trị. Trong số những người phải nhập viện, có người cao tuổi nhất là bà Chang Thị Nu (62 tuổi) và ít tuổi nhất là bé Vàng Thị Sú mới được 24 tháng tuổi.
Các bệnh nhân được xác định đều bị ngộ độc do ăn nấm rừng. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, truyền dịch (bù nước điện giải) và cho các nạn nhân uống than hoạt tính để khử độc. Hiện tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định và có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn đang được các bác sĩ theo dõi và sẽ cho xuất viện nếu có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
18.Gia tăng đái tháo đường ở trẻ em Việt Nam
Ngày 4/11, tại cuộc họp báo nhân Ngày đái tháo đường (ĐTĐ) thế giới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, tỷ lệ mắc ĐTĐ thể 2 tăng đến 200% trong vòng 10 năm qua (hiện có khoảng 5 triệu người mắc); trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới ước tính, trung bình trên thế giới, tỷ lệ này tăng 50% trong vòng 20 năm. Đáng lo ngại, ĐTĐ gia tăng ở trẻ em, với việc xuất hiện các ca bệnh 11 - 15 tuổi tại Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ trong khi bệnh này thường chỉ gặp sau 45 tuổi. Ngay với người trưởng thành, bệnh nhân mắc ĐTĐ cũng đang trẻ hóa với tỷ lệ: 1,7% người từ 30 - 39 tuổi; 3,7% ở nhóm 40 - 49 tuổi.
Nhóm 50 - 59 tuổi tỷ lệ này lên đến 7,5% và tăng lên 9,9% nhóm 60 - 69 tuổi. Đến 64% bệnh nhân mắc ĐTĐ không được chẩn đoán, đến khám khi đã có biến chứng nguy hiểm. GS. Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết ĐTĐ, nhận định với tốc độ gia tăng nhanh chóng, ĐTĐ được cảnh báo là bệnh nguy hiểm dù không phải là bệnh lây nhiễm.
19.TP.HCM: Rà soát hồ sơ mời thầu trang thiết bị y tế
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế phải rà soát hồ sơ dự thầu cung cấp trang thiết bị y tế; lưu ý tính hợp lệ và trung thực hồ sơ của doanh nghiệp dự thầu. Nếu phát hiện trường hợp hồ sơ không trung thực thì báo cáo ngay Sở Y tế để xem xét, xử lý.
Trước đó, Công ty TNHH Trang thiết bị y tế O.T (quận Tân Bình) nộp hồ sơ dự thầu trang thiết bị y tế vào Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới năm 2014. Khi nhận hồ sơ, hội đồng chấm thầu của bệnh viện phát hiện trong hồ sơ có tên bác sĩ NTP là bác sĩ của BV Bệnh nhiệt đới. Hội đồng chấm thầu đã loại hồ sơ này vì không trung thực và báo cáo Sở Y tế xem xét xử lý.
Bác sĩ NTP cho biết, ông không hề ký hợp đồng làm cho công ty này. BV Bệnh nhiệt đới đã làm văn bản yêu cầu công ty trả lời việc này nhưng cho đến nay công ty chưa hồi âm.
20. Cục An toàn thực phẩm: Đình chỉ lưu hành thực phẩm chức năng Best Slim
Cục An toàn thực phẩm vừa có quyết định thu hồi giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm và xác nhận công bố hợp quy và đình chỉ lưu hành thực phẩm chức năng Best Slim.
Cục An toàn thực phẩm thu hồi hiệu lực giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đã cấp cho thực phẩm chức năng Best Slim của Công ty TNHH- TM-DV-XNK Mai Phương US (địa chỉ 790/17 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM).
 Đình chỉ hoàn toàn việc nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng Best Slim của Công ty TNHH - TM-DV-XNK Mai Phương US. Lý do là Công ty này đã dừng nhập khẩu và phân phối sản phẩm trên.
21. TP. Hồ Chí Minh: Nhiều nỗ lực giảm tải bệnh viện
Tại TP. Hồ Chí Minh, khi đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tư, người bệnh có bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi như khi đến bệnh viện công. Và việc bệnh viện tư tham gia khám, chữa bệnh BHYT sẽ giảm tải rất lớn cho bệnh viện tuyến trên.
Tổng Giám đốc Bệnh viện Ða khoa Xuyên Á TP. Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Văn Châu từng là Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho nên khá am tường về chuyện quá tải. Bác sĩ Nguyễn Văn Châu cho biết: "Từ khi đi vào hoạt động (5-2014), tốc độ tiếp nhận người bệnh đến khám và điều trị của bệnh viện đã tăng lên rất nhanh, bình quân mỗi ngày khám từ 800 đến một nghìn người bệnh (nội trú trung bình đạt 500 người/ngày), trong đó phần lớn là người bệnh có thẻ BHYT trái tuyến (70-75%). Qua đó, chúng tôi cũng góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên". Qua phân tích về địa bàn dân cư của người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Xuyên Á thì người bệnh từ các tỉnh đến chiếm tỷ lệ từ 40 đến 50%. Ðiều này cho thấy, quy hoạch của ngành Y tế thành phố về các cụm y tế cửa ngõ có tác dụng rất lớn trong việc giảm tải cho các bệnh viện chuyên khoa.
Cũng là đơn vị y tế tư nhân, Bệnh viện Quốc tế Minh Anh (quận Bình Tân) được đầu tư cơ sở thiết bị khá hiện đại với 100 giường, 40 buồng bệnh, một trung tâm nghiên cứu. Bệnh viện có 18 bác sĩ, trong đó hơn 70% đã từng công tác tại các bệnh viện công. Theo PGS. TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch HÐQT bệnh viện, mỗi tháng nơi đây khám, chữa bệnh cho hàng nghìn người bệnh, chủ yếu là công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp gần đó. Bệnh viện rất muốn kết hợp với các bệnh viện công để trở thành bệnh viện vệ tinh để khám, chữa bệnh cho người bệnh có BHYT nhằm góp phần giảm tải cho bệnh viện công tuyến trên.
Là bệnh viện tư quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam, hiện mỗi ngày Bệnh viện Triều An đón hàng trăm người bệnh từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến khám và điều trị. Với hệ thống 27 phòng khám và hai phòng tiểu phẫu, Khoa khám bệnh của Bệnh viện Triều An hiện còn tiếp nhận người bệnh tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy và chủ nhật.
Thời gian qua, 14/14 bệnh viện (trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế đang đóng tại TP Hồ Chí Minh, gọi là bệnh viện hạt nhân) đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện Ðề án Bệnh viện vệ tinh và đã chuyển giao kỹ thuật cho các kíp kỹ thuật bệnh viện vệ tinh (tuyến dưới). Cụ thể: 14 bệnh viện hạt nhân đã đào tạo được 96 lớp cho 1.565 học viên; thực hiện chuyển giao cho tuyến dưới 197 kỹ thuật, trong đó 122 kỹ thuật đã hoàn thành và 65 kỹ thuật đang chuyển giao.
Ngày 19/5, Bệnh viện Xuyên Á chính thức tiếp nhận người bệnh đến ngày 10/6, bệnh viện đã tiếp nhận người bệnh có BHYT. Ở Khoa khám bệnh, có 30 phòng khám, năng lực đáp ứng 1.500 người bệnh/ngày thì số lượng người bệnh đến khám đã xấp xỉ 1.000 người bệnh/ngày. Tại Khoa thận và lọc máu ngoài thận còn tiếp nhận đến 150 người bệnh chạy thận nhân tạo/ngày... kéo theo số lượng y, bác sĩ, điều dưỡng từ 344 người lên 555 người chỉ sau vài tháng hoạt động. Và số người bệnh có BHYT đến Bệnh viện Xuyên Á đã tăng từ 5,9% (tháng 6) lên 11,8% (tháng 7) và đến 19,3% (tháng 8).
Gần đây, nhiều người bệnh đã chọn bệnh viện tư để khám, chữa bệnh. Lý do là các bệnh viện tư hiện đã chấp nhận sử dụng BHYT nên người bệnh giảm thời gian chờ đợi, đi lại và cả chi phí khám, chữa bệnh. Ðiều này cũng đồng nghĩa rằng, bệnh viện công hiện đã được "chia tải" rất nhiều. Theo Sở Y tế thành phố, hiện đã có hơn 30 bệnh viện tư tham gia khám, chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT như: Viện Tim, Bệnh viện An Sinh, Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Pháp Việt, Trung tâm Medic, Bệnh viện Tim Tâm Ðức... Theo các bác sĩ, khi cơ quan BHYT của TP Hồ Chí Minh đồng ý tiếp nhận điều trị những kỹ thuật cao thì sẽ có nhiều người bệnh có thẻ BHYT đến bệnh viện tư chữa bệnh. Khảo sát tại nhiều bệnh viện tư, chúng tôi nhận thấy nhiều người bệnh (có BHYT) sẵn sàng chi thêm tiền (so với bệnh viện công) để khám ở bệnh viện tư (chấp nhận BHYT) nhằm được phục vụ tốt hơn.
Theo Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh, khi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tư, người bệnh có BHYT sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi như tại bệnh viện công. Nếu có chênh lệch về dịch vụ thì người bệnh phải chi trả thêm nhưng chủ yếu là chênh lệch về tiền khám, tiền giường, tiền phòng... còn các phác đồ điều trị kỹ thuật cao thì hầu như có chi phí ngang bằng giữa công và tư. Ðó là một trong những yếu tố quan trọng để tỷ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện tỉnh lên tuyến Trung ương đã giảm rõ rệt, đến 10,1% so với cùng kỳ.
22. Khánh Hòa: Trả bảo hiểm y tế cho 508 trẻ cùng… một mẹ
Ngày 5/11, ông Nguyễn Bé - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa, cho biết Sở vừa có kết luận thanh tra việc cấp thẻ  bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2013 và việc khám chữa bệnh cho trẻ dưới sáu tuổi giai đoạn 2010-2013 tại BHXH Khánh Hòa. Qua thanh tra phát hiện rất nhiều sai phạm. Đáng chú ý nhất là qua kiểm tra danh sách phát hành thẻ BHYT của trẻ dưới sáu tuổi từ năm 2010-2013, Thanh tra Sở Tài chính phát hiện hàng trăm trường hợp sai sót, bất hợp lý, không đúng theo quy định của pháp luật về  bảo hiểm xã hội (BHXH).
Cụ thể, tại danh sách cấp thẻ năm 2012 của BHXH huyện Diên Khánh, có 508 trẻ em của xã Diên Lâm cùng chung… một mẹ tên là Bùi Thị Mỹ Hạnh. Còn danh sách cấp thẻ năm 2010 của BHXH Nha Trang, một trẻ tên T.T.H.L. được cấp hai thẻ bảo hiểm, nhưng tên người giám hộ trên mỗi thẻ lại khác nhau, nhưng thực tế mẹ của bé này cho biết trong suốt bốn năm từ 2010-2014 chưa nhận được thẻ BHYT nào của bé!
          Theo kết luận của Thanh tra Sở Tài chính Khánh Hòa, tổng số thẻ BHYT gắn sai tên người giám hộ là 10.517 thẻ. Kiểm tra danh sách khám chữa bệnh cho trẻ em chưa có thẻ BHYT cũng phát hiện ra những sai sót “cười ra nước mắt”.Trong hồ sơ khám chữa bệnh, nhiều trường hợp ghi trẻ em dưới sáu tuổi được khám chữa bệnh, nhưng lại có năm sinh là 0203, 1905, 1900,  2003, 3th, 5th…Nhiều chứng từ ghi năm sinh của trẻ sau thời gian đi khám bệnh (năm vào viện là 2011, 2012 nhưng năm sinh của trẻ em là năm 2014, 2017…); thời gian đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh trước khi trẻ em vào viện (đề nghị thanh toán năm 2011, vào viện là năm 2012); hoặc không ghi ngày, tháng, năm vào viện. Theo giải trình của BHXH Khánh Hòa, sai sót này là do nhập nhầm hoặc phần mềm máy tính của các bệnh viện nhận dạng viết tắt nhầm.
Qua thanh tra cũng cho thấy, kinh phí xác định trả cho khám chữa bệnh của trẻ dưới sáu tuổi chưa có thẻ BHYT ở Khánh Hòa trong bốn năm từ 2010-2014 là hơn 5,4 tỉ đồng, chỉ bằng 20,57% so với số tiền mà BHXH Khánh Hòa đề nghị ngân sách tỉnh thanh toán là trên 26,2 tỉ đồng. Ngoài ra, kết luận thanh tra cũng nêu Phòng giám định BHXH Khánh Hòa đã duyệt chi chi phí khám chữa bệnh cho 306 lượt trẻ em ngoài tỉnh Khánh Hòa với số tiền trên 180 triệu đồng, song lại đề nghị ngân sách tỉnh cấp trả số tiền trên. Ngành BHXH Khánh Hòa còn cấp trùng 1.068 thẻ BHYT, cần phải thu hồi và giảm quyết toán trên 667 triệu đồng…
Từ những kết luận trên, Sở Tài chính Khánh Hòa kiến nghị BHXH Khánh Hòa kiểm điểm, quy trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức đã để xảy ra các sai sót nêu trên và có biện pháp khắc phục; kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo BHXH tỉnh tiến hành kiểm điểm việc đề nghị ngân sách tỉnh thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi chưa có thẻ BHYT số tiền vượt gấp rất nhiều lần so với số thực tế.
23. Bộ Y tế đề nghị công an xác minh nghi án hối lộ 2,2 triệu USD
Trong công văn hỏa tốc gửi đến Bộ trưởng Bộ Công an chiều 5/11, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị xác minh thông tin Công ty Bio-Rad của Mỹ hối lộ 2,2 triệu USD cho các quan chức Chính phủ Việt Nam.
Văn bản gửi Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, điều tra thông tin nghi án hối lộ trên để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm. Trường hợp thông tin trên không đúng, đề nghị Bộ Công an công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh gây hoang mang, đảm bảo niềm tin của nhân dân với Bộ Y tế.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết, Công ty Bio-Rad Laboratories (thành lập năm 1952, có trụ sở tại bang California của Mỹ) hoạt động trong nhiều lĩnh vực như dược, hóa chất, trang thiết bị phân tích xét nghiệm, phân tích khoa học. Tuy nhiên, hơn một năm trước công ty này có văn bản xin rút khỏi thị trường Việt Nam, không chịu trách nhiệm về pháp lý nữa cho đến khi sắp xếp lại hệ thống.
Ngày 3/11, Bộ Tư pháp Mỹ cùng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch công bố từ năm 2005 đến 2010, các công ty con của Bio-Rad ở châu Âu và châu Á đã hối lộ các quan chức nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Cách đưa tiền là tạo những khoản thanh toán cho các công ty trung gian, có khi là công ty giả. Riêng tại Việt Nam và Thái Lan, số tiền mà nhân viên của Bio-Rad khai bỏ ra để hối lộ nhằm đổi lấy các hợp đồng là 2,9 triệu USD.
24.TP.HCM: Bệnh tay chân miệng tăng gần 60%
Ngày 5/11, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết, trong tháng 10 thành phố ghi nhận 11.235 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2013.
Như vậy, trong 10 tháng năm 2014, TP.HCM đã có 16.617 ca mắc bệnh tay chân miệng. Số trường hợp mắc tay chân miệng tăng đột biến từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 với khoảng 300 ca/tuần. Con số này đã đạt lên mức đỉnh dịch lần thứ 2 trong năm làm gia tăng số ca mắc bệnh trong tháng 10/2014 so với cùng kỳ 2013. Các quận, huyện có số  ca tăng nhanh trong tháng 10 là các quận 3, 7, 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Tân Phú…
Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, tình hình bệnh tay chân miệng năm 2014 tăng vọt so với năm 2013, trong đó có một trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong tuần cuối tháng 10 và đầu tháng 11 số bệnh nhân mắc bệnh đã có xu hướng giảm. Theo dự báo, bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục giảm trong những tuần kế tiếp theo chu kỳ dịch bệnh hàng năm.
25. Quảng Ngãi: Nhiều học sinh ở bị khó thở sau khi tiêm vắc-xin sởi- rubella
Sáng 5/11, ngành Y tế Quảng Ngãi tổ chức đợt tiêm vắc-xin sởi-rubella cho học sinh Trường Tiểu học Bình Thanh Tây, huyện Bình Sơn. Tuy nhiên sau khi tiêm xong, 12/68 em đã có biểu hiện chóng mặt, khó thở, buồn nôn...
Sau đó, số học sinh bị chóng mặt, khó thở đã được đưa xuống phòng y tế nhà trường cho uống nước đường, kiểm tra, theo dõi diễn biến sức khỏe. Trong số 12 học sinh đã có ba em được tách phòng riêng chăm sóc do có biểu hiện nặng, một số em đã khỏe được ba mẹ đưa về nhà.
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi Hồ Minh Nên cho biết: Qua kiểm tra quy trình tiêm phòng của nhân viên y tế đều bảo đảm theo quy định. Bước đầu xác định, một em có sức khỏe yếu là Trần Thị Thu Thảo (lớp 4D, có tiền sử bệnh tim) bị choáng, buồn nôn. Các em khác tâm lý không ổn định nên khi thấy Thảo bị choáng thì mệt theo, dẫn đến phản ứng dây chuyền nhiều học sinh khác. “Đây là sự việc đã được dự liệu trước khi tiêm phòng, hôm trước cũng có một học sinh bị tương tự. Trước mắt, chúng tôi đã yêu cầu Trạm Y tế xã Bình Thanh Tây ngưng ngay việc tiêm phòng, đồng thời tiến hành niêm phong những lọ thuốc tiêm và thuốc đã khui, tạm dừng tiêm phòng cho những học sinh còn lại”- ông Nên cho hay.
Đến cuối chiều 5/11, tình trạng sức khỏe của 12 học sinh bị đau đầu, nôn... sau khi tiêm phòng sởi-rubella đã ổn định và trở về với gia đình. Nguyên nhân vụ việc đang được ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra làm rõ.
26. Gia Lai: Công an điều tra nguyên nhân tử vong bất thường của một sản phụ và thai nhi
Ngày 5/11, Công an, VKSND TP.Pleiku (Gia Lai) chính thức tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong bất thường của một sản phụ cùng thai nhi tại Bệnh viện (BV 331 (TP.Pleiku) vào cuối giờ ngày 4/11.
Trước đó, vào lúc 8 giờ10 phút ngày 4/11, sản phụ Phạm Thị Ngân (SN 1982, trú tổ 7, P.Yên Thế, TP.Pleiku) nhập viện (Bệnh viện 331) để chuẩn bị sinh con. Đến 10 giờ 30 phút, các bác sĩ của Bệnh viện nhận định: Trường hợp của chị Ngân không thể tự sinh, nên tiến hành cho đẻ chỉ huy. Một giờ sau, y tá tiến hành truyền dịch và liên tục tiêm nhiều mũi thuốc (chưa rõ dịch và thuốc gì) thì sản phụ bắt đầu có những dấu hiệu bất thường. Khoảng 17 giờ 40 phút cùng ngày, sản phụ bắt đầu tím tái, tim ngừng thở. Kíp mổ quyết định phẫu thuật cứu thai nhi nhưng sau đó, cả sản phụ lẫn thai nhi đã tử vong.
Ông Dương Hoài Bắc - Giám đốc Bệnh viện 331, cho biết: Khi tiến hành phẫu thuật, tim sản phụ ngừng thở, nhận định bệnh nhân có biểu hiện thuyên tắc mạch ối.
27. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì ngộ độc cà độc dược
Bị bệnh hen suyễn, anh Nguyễn Đình Toàn (38 tuổi, ở xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn) dùng quả cà độc dược phơi khô rồi đốt lên ngửi nhưng mãi không khỏi, đến khi chuyển qua nấu lấy nước uống thì bị ngộ độc nặng, phải đi cấp cứu tại Khoa Hồi sức cấp cứu chống độc, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân nhập viện vào đầu giờ tối 3/11, trong tình trạng nguy kịch, bị kích thích mạnh, vật vã, mắc hội chứng cường giao cảm, da toàn thân nóng, đỏ, đồng tử giãn và mất ý thức hoàn toàn. Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được truyền nước, dùng các loại thuốc giải độc và bơm than hoạt tính vào dạ dày để xông và hấp thụ các chất độc rồi thải ra ngoài. Sau hơn 4 giờ cấp cứu, nạn nhân bắt đầu tỉnh dần và qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân đã ngồi dậy được, ăn uống tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Vũ Ngọc Lân, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, nếu bị ngộ độc cà độc dược, nếu không cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Trong quả cà độc dược có chứa atropine, scopolamine và hyoscyamine - là những chất có khả năng gây ảo giác và làm liệt cơ. Chúng làm gián đoạn hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm.
28. Quốc Oai, TP. Hà Nội: Hàng nghìn người cao tuổi được khám, cung cấp kính lão
Từ tháng 11/2014 đến tháng 9/2015, sẽ có khoảng 10 nghìn người, từ 45 tuổi trở lên, tại Quốc Oai, TP. Hà Nội, được khám sàng lọc và những người bị tật lão thị được trợ giá kính đạt chất lượng - Chương trình do tổ chức Helen Keller International (HKI) và Sở Y tế Hà Nội thực hiện.
Đây là dự án về lão thị đầu tiên thí điểm tại Việt Nam, được tài trợ từ Grand Challenges Canada (nguồn vốn từ Chính phủ Canada) cho những sáng kiến có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Dự án “Xây dựng mạng lưới cộng tác viên của các hiệu kính tư nhân thông qua hệ thống chăm sóc mắt dựa vào cộng đồng” sẽ giúp thiết lập mạng lưới cộng tác viên được đào tạo bài bản, để họ có thể khám sàng lọc và truyền thông nâng cao nhận thức cho những người dân tại địa bàn dự án. Lão thị, cùng với các tật khúc xạ khác, là một trong những nguyên nhân chính gây thị lực kém cho những người sau độ tuổi 45.
Theo Hội Y học Mỹ, năm 2008, có 74% số người bị lão thị tại các nước Đông - Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, chưa được chỉnh kính.
Chất lượng kính cũng là vấn đề lớn tại Việt Nam. Đeo kính không đạt chuẩn sẽ dẫn đến đau mỏi mắt, chóng mặt hoặc đau đầu. Do vậy, dự kiến khoảng 4.000 kính do dự án trợ giá trong đợt này sẽ được kiểm soát để bảo đảm chất lượng và đạt chuẩn.
29. Bộ Y tế: Ðầu tư hơn 310 tỷ đồng xây dựng trạm y tế cho các xã đặc biệt khó khăn
Sáng 5/11, tại xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn), Bộ Y tế phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Bắc, UBND tỉnh Bắc Cạn tổ chức khởi công xây mới Trạm Y tế xã Cao Kỳ. Ðây là trạm đầu tiên trong số 89 trạm y tế của các xã đặc biệt khó khăn, trong đó 70 trạm ở 14 tỉnh miền núi phía bắc được xây mới với tổng mức đầu tư là hơn 310 tỷ đồng, do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ không hoàn lại. Dự lễ khởi công có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng Lãnh đạo Bộ Y tế, tỉnh Bắc Cạn.
Trạm Y tế xã Cao Kỳ được đầu tư xây mới đạt tiêu chí quốc gia về y tế trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Tổng vốn đầu tư khoảng 5,1 tỷ đồng, theo hình thức Bộ Y tế hỗ trợ 3,5 tỷ đồng từ khoản viện trợ không hoàn lại của EU cho ngành Y tế, số còn lại UBND các tỉnh được đầu tư sẽ bố trí từ ngân sách địa phương.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện cả nước còn khoảng 200 xã chưa có trạm y tế, cần phải xây mới; 3.600 trạm y tế là nhà tạm và khoảng 3.000 trạm y tế cần được đầu tư xây mới, nâng cấp. Trong khi đó, y tế cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiện các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia cũng như các Mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế. Nhằm từng bước khắc phục những khó khăn, được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Bộ Y tế đã và đang thực hiện Chương trình hỗ trợ ngân sách ngành Y tế do EU tài trợ không hoàn lại. Ðây là hình thức viện trợ không hoàn lại mới, không theo các chương trình, dự án thông thường mà được giải ngân căn cứ vào việc thực hiện các chỉ số kết quả hoạt động của ngành Y tế do EU lựa chọn và giám sát.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chủ trương của Ðảng, Nhà nước là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống y tế ở vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công còn gặp nhiều khó khăn, việc Bộ Y tế chủ động tìm kiếm và huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư phát triển y tế cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa là cách làm tốt.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương cần tiếp tục chủ động hơn nữa trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là đầu tư trang thiết bị cần thiết cho các trạm y tế; phối hợp Bộ Y tế trong việc luân chuyển cán bộ y tế xuống cơ sở để trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân; đồng thời giao cho ngành Y tế, ngoài nguồn ngân sách nhà nước, cần tiếp tục tìm nguồn đầu tư, kể cả nguồn viện trợ nước ngoài cho các địa phương, nhất là vùng khó khăn.
30. Bộ Y tế: Tăng cường phối hợp giám sát khách nhập cảnh từ vùng dịch Ê-bô-la
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Bộ Công an, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao về việc tăng cường phối hợp giám sát hành khách nhập cảnh từ các quốc gia có dịch bệnh do vi-rút Ê-bô-la. Bộ Y tế cũng đã có công văn khẩn gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc bố trí phòng cách ly, khu vực cách ly y tế tại các sân bay quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường tập huấn cho nhân viên hàng không, nhất là nhân viên phục vụ trên các chuyến bay về những tình huống khác nhau khi phát hiện hành khách có biểu hiện bất thường về sức khỏe; tập huấn về phòng, chống lây nhiễm bệnh do vi-rút Ê-bô-la...
31. Kon Tum: Củng cố mạng lưới y tế cơ sở
Là tỉnh miền núi, vùng cao nhưng Kon Tum đã đạt được một số chỉ tiêu về y tế, như tỷ lệ bác sĩ, giường bệnh; tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động; dân số tham gia  bảo hiểm y tế (BHYT)... đều cao hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là các mục tiêu thiên niên kỷ lại đạt rất thấp so với bình quân cả nước và khu vực Tây Nguyên.
Lý giải nguyên nhân vì sao các mục tiêu y tế thiên niên kỷ đạt thấp, lãnh đạo ngành Y tế tỉnh Kon Tum cho rằng, do đời sống kinh tế khó khăn, nhận thức tập quán của một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái; bất cập trong sinh đẻ như đẻ tại nhà; địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nên người dân hạn chế với việc tiếp cận các dịch vụ y tế... Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt câu hỏi, tại sao một số địa phương khác trong khu vực Tây Nguyên như Ðắk Nông, Ðắk Lắk, Gia Lai đều có hoàn cảnh tương đồng Kon Tum, nhưng các chỉ số phát triển y tế thiên niên kỷ của các tỉnh này đạt cao hơn, lại chưa có câu trả lời thỏa đáng. Phải chăng, nguyên nhân chủ quan nội tại của ngành Y tế Kon Tum, như: Quy hoạch mạng lưới y tế chưa hợp lý; công tác đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ công chức của ngành thực hiện chưa tốt; việc quan tâm nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên ngành Y tế, phụ cấp cho nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản còn thấp...
Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 2.428 nhân viên y tế, trong đó có 1.385 biên chế thuộc tuyến huyện và xã. Tuyến xã có 92 trong tổng số 102 xã, phường, thị trấn (chiếm 90,2% số xã) có bác sĩ, ngoài ra còn có 886 nhân viên y tế thôn, làng và 85 cô đỡ thôn bản đang hoạt động. Tuyến huyện có 147 cán bộ đại học, 27 cán bộ sau đại học... Về cơ cấu lực lượng, tuyến cơ sở Kon Tum đang có đội ngũ cán bộ y tế cơ sở đáp ứng theo quy định của ngành, có khả năng phân tuyến khám, chữa bệnh tại cơ sở, giảm tải cho tuyến trên... Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiếu, không đồng bộ, vì vậy công tác khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Như kỹ thuật mổ đẻ, tại chín trung tâm y tế các huyện, thành phố thì chỉ có một đơn vị là Trung tâm y tế huyện Ðắc Tô thực hiện được (từ đầu năm 2013), và từ khi được chuyển giao đến nay mới chỉ thực hiện được một ca. 80% số ca mổ đẻ trên địa bàn đều được thực hiện tại Bệnh viện Ða khoa Kon Tum, số còn lại được thực hiện tại Bệnh viện khu vực Ngọc Hồi. Trong khi đó, tại các bệnh viện huyện đều được trang bị cơ sở vật chất, phòng sinh... nhưng đều bỏ không. Việc cung cấp dịch vụ sản khoa, kế hoạch hóa gia đình cơ bản tại tuyến huyện và tuyến xã còn rất hạn chế, chưa thực hiện đúng phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
Việc tăng cường bác sĩ từ tuyến tỉnh về hỗ trợ cho tuyến xã hầu như chưa thực hiện được vì các bệnh viện tuyến tỉnh còn thiếu nhân lực. Mặc dù đã có hơn 90% số trạm y tế có bác sĩ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường cho người dân. Trong lúc tại bệnh viện tuyến huyện, số người bệnh đến khám và điều trị nội trú trung bình đạt dưới 50% kế hoạch năm, thì tại Bệnh viện Ða khoa Kon Tum công suất sử dụng giường bệnh trung bình đạt hơn 110%; hầu hết các khoa, phòng đều phải kê thêm giường cho người bệnh. Tại Khoa Sản, dù cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, nhưng vẫn phải "gồng mình" làm nhiệm vụ. Cả khoa chỉ có 65 giường kế hoạch, nhưng thực kê luôn là 90 đến 100 giường, nhiều sản phụ vẫn phải kê giường nằm ngoài hành lang...
Cuối tháng 8 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi kiểm tra tình hình khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum và đánh giá do kinh phí hạn hẹp nên việc đầu tư thiếu đồng bộ, dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân đạt thấp. Ngay như Bệnh viện Ða khoa tỉnh chật hẹp, thiếu nhiều khoa phòng thiết yếu như: Huyết học, Hồi sức nhi, Giải phẫu bệnh, Nội thần kinh, Sinh hóa, Vi sinh, Vật lý trị liệu... dẫn đến thiếu tính đồng bộ trong khám, chữa bệnh và hiệu quả không cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hùng cho biết: Kon Tum đã nhận thấy những điều bất hợp lý trong phát triển ngành Y tế của địa phương. Ðể khắc phục những yếu kém này, tỉnh đang giao cho ngành Y tế quy hoạch sắp xếp lại một cách khoa học mạng lưới y tế cơ sở phù hợp đặc điểm của địa phương. Ðể sớm khắc phục các mục tiêu y tế thiên niên kỷ đạt thấp, tỉnh sẽ phối hợp Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan thực hiện điều tra, nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân, có giải pháp cụ thể. Tỉnh xác định công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho người dân là nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của các cấp, các ngành.
 
32. Bộ Công an: 10 địa phương trọng điểm ma túy
 
Báo cáo rà soát, quản lý người nghiện của Bộ Công an cho thấy tình hình nghiện ma túy ở nước ta vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước, số người tái nghiện vẫn ở tỉ lệ cao...
Toàn quốc có 10 địa phương trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS, trong đó ba địa phương có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý cao nhất cả nước là TP.HCM, Hà Nội và Sơn La.
33. Kiến nghị Quốc hội hai phương án cai nghiện ma túy
Trong khi chờ sửa đổi luật và các quy định liên quan và trước thực trạng bức xúc về tình hình nghiện ma túy và quản lý người nghiện, TP.HCM kiến nghị cho phép được thí điểm áp dụng giao chức năng quản lý, cắt cơn giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong khi chờ cơ quan chức năng lập thủ tục, lập hồ sơ ban hành quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết công tác phòng chống ma túy, cai nghiện và quản lý cai nghiện được Ðảng, Nhà nước, các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo, bố trí nguồn lực và kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua.Tuy nhiên qua rà soát, đánh giá, tình hình ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp, số người nghiện gia tăng, kết quả cai nghiện hiệu quả không cao. Với thực tế cũng như nhận thức rằng ma túy không chỉ liên quan đến sức khỏe, nòi giống mà còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi tội phạm, làm mất trật tự an toàn xã hội.
Nhà nước cũng như cả cộng đồng xã hội đều xác định phải bằng các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, cụ thể và với tinh thần quyết liệt, kiên trì, lâu dài để đảm bảo thực hiện đạt kết quả cao nhất trong công tác phòng chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, theo Hiến pháp mới, việc hạn chế quyền công dân, quyền con người phải được quy định bởi luật và phải được quyết định bởi tòa án. Luật Xử lý vi phạm hành chính mới thông qua đã thể hiện tinh thần này. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn cuộc sống, có một số điều, quy định giữa luật này và các luật liên quan còn chưa đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, từ đó đặt ra yêu cầu phải kiến nghị xem xét, sửa đổi, vừa đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đồng thời phù hợp với thực tiễn, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng tiếp tục triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến công tác cai nghiện và quản lý cai nghiện; Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định, tăng cường rà soát, nắm chắc số liệu người nghiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy, rút ngắn thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cùng với đó, các địa phương cần khẩn trương chuyển đổi một số cơ sở cai nghiện bắt buộc ở các địa phương thành các cơ sở cai nghiện không bắt buộc để tiếp nhận người nghiện ma túy, giải quyết tốt tình trạng người nghiện không được quản lý tại cộng đồng như hiện nay.
Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của TP.HCM và Hà Nội cũng như đề xuất của các Bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành hữu quan xây dựng văn bản của Chính phủ báo cáo và kiến nghị Quốc hội theo hai phương án.
Thứ nhất là cho thí điểm lập trung tâm tiếp nhận xã hội bắt buộc để tiến hành cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong khi chờ cơ quan chức năng hoàn thiện thủ tục, lập hồ sơ và quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ hai là kiến nghị cho lùi thời gian thực hiện Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính về lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Điều 131 quy định việc giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính để sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật này.
II. TIN Y TẾ NƯỚC NGOÀI
1.Singapore: Áp dụng các yêu cầu về thị thực tạm thời đối với công dân đến từ vùng dịch Ebola
Bộ Y tế Singapore thông báo tất cả những người tới từ Guinea, Liberia và Sierra Leone phải có visa để nhập cảnh vào Singapore. Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Ebola, Bộ Y tế Singapore thông báo tất cả những người tới từ GuineaLiberia và Sierra Leone phải có visa để nhập cảnh vào Singapore.
Quyết định trên được áp dụng bắt đầu từ ngày 5/11. Trước đó, Singapore đã triển khai kiểm tra thân nhiệt của các hành khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Changi hay yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của mình trong tờ khai y tế.
Singapore chỉ có 5,5 triệu dân nhưng đã đón tới gần 16 triệu lượt khách du lịch trong năm 2013. Đây là một trong những quốc gia hứng chịu dịch bệnh do virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) năm 2003, với 33 người thiệt mạng và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.
2. Tây Phi: Ebola có thể trầm trọng hơn vì sốt xuất huyết do virus biến thể vào mùa
Mùa cao điểm dịch bệnh sốt Lassa - một biến thể của sốt xuất huyết do virus ở Tây Phi đã bắt đầu. Tuy nhiên, vì quá tập trung vào Ebola mà dịch bệnh nguy hiểm này có thể bị coi thường. Sốt Lassa là căn bệnh thường gặp ở Tây Phi. Chính vì thế, đã có ý kiến lo ngại, rất có thể tổ chức y tế sẽ không đủ nguồn lực để đối phó với cả Ebola và sốt Lassa. Về hình thức, sốt Lassa có triệu chứng giống hệt Ebola. Chảy máu ngoài, nôn mửa và sốt là những dấu hiệu ban đầu. Trong khi Ebola là một dịch bệnh mới thì Lassa lại xuất hiện hàng năm. Mỗi năm có khoảng 300.000 – 500.000 người nhiễm bệnh, số người chết có thể lên đến 20.000 người.
Tất cả các nước hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Ebola cũng thường là nguồn bệnh lây nhiễm Lassa. Hôm thứ 6 vừa qua, Tiến sĩ Geraldine O’Hara từ tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) chia sẻ, một đồng nghiệp của bà đã chết vì Lassa dù được cứu chữa tận tình.
Nigeria là nước đầu tiên công bố dịch Lassa. Chỉ vài tuần sau khi hết dịch Ebola, Nigeria đã thông báo sự bùng phát Lassa tại nước này.
Sự khác biệt giữa Ebola và Lassa là nguồn bệnh. Dịch Lassa bùng phát là do chuột. Chuột mang mầm bệnh chui vào nhà, các cửa hàng, thực phẩm…  đặc biệt là vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. “Chúng tôi đã có hàng chục trường hợp mắc Lassa ở phía đông Sierra Leone” – Giáo sư Robert Garry, Đại học Tulane, người nghiên cứu Lassa ở Tây Phi trong suốt thập kỷ cho biết. Một khi bị nhiễm, Lassa có thể lây từ người sang người. Tỉ lệ tử vong khi mắc Lassa lên đến 70%. Mặc dù nó không dễ lây lan như Ebola nhưng bệnh nhân vẫn phải được cách ly.
Trước khi xuất hiện dịch Ebola, việc ngăn chặn Lassa là một trong những trọng tâm hành động ở Tây Phi. Thậm chí, trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên ở Sierra Leone cũng được xác định trong phòng khám Lassa. Tiến sĩ Sheik Umar Khan, người đứng đầu chương trình phòng chống sốt Lassa ở bệnh viện Chính phủ Kenema, người đã trải qua hơn 10 năm để xây dựng một trung tâm điều trị đặc biệt cho bệnh nhân Lassa, đã qua đời hồi tháng 9 vì Ebola. Tuy nhiên, khu vực điều trị Lassa tại Kenema giờ toàn bệnh nhân Ebola. “Hầu hết bệnh nhân bị bỏ rơi từ khi nhiễm Ebola.” – Tiến sĩ Schieffein nói.
Trong khi các nhân viên y tế đang tập trung điều trị Ebola thì một mỗi lo ngại về dịch bệnh Lassa ngày càng tăng, thậm chí có lo lắng cho rằng bệnh nhân Lassa có thể không được chẩn đoán và điều trị.
“Tất cả sự chú ý tập trung vào Ebola. Nhiều trường hợp sốt Lassa bị coi là Ebola” – Giáo sư Christian Happi của Đại học Redeemer ở Nigeria cho biết. “Vấn đề ở chỗ, đây là một tình huống phức tạp, đặc biệt là ở Liberia và Sierra Leone”. “Đó là một thảm họa tiềm ẩn”, tiến sĩ Matthias Borchert thuộc Đại học Y khoa Charite ở Berlin, đồng giảng viên Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London cho biết. “Hệ thống y tế ở Liberia chủ yếu tập trung vào chữa trị Ebola mà không phải là các bệnh thông thường khác, cho dù là Lassa, sốt rét hay các biến chứng. Rất khó để có thể điều trị các chứng bệnh thông thường”.
Sốt Lassa có thể được điều trị bằng thuốc.Thuốc Rbavirin được sử dụng để giúp bệnh nhân Lassa hồi phục, nhưng nó vô ích với Ebola. Ngoài ra, thuốc này chỉ được dùng khi bệnh nhân Lassa được xác nhận. Xét nghiệm nhanh không phổ biến, chưa kể chỉ có thể xét nghiệm tại phòng thí nghiệm mới có thể chỉ ra sự khác biệt giữa Lassa và Ebola. Chậm trễ trong điều trị có thể gây tử vong.
“Dự án Lassa của chúng tôi bị tổn hại nghiêm trọng” – tiến sĩ Borchert nói. “Các nhà dịch tễ học không thể thực hiện điều tra trong cộng đồng, những nhà sinh học không thể bẫy chuột vì mọi người nghĩ đây là cách có thể lây Ebola. Họ không cho chúng tôi vào nhà”.
Xử lý Lassa chỉ có thể tiếp tục khi khủng hoảng Ebola được kiểm soát. Nhiều nhà khoa học hy vọng những nỗ lực quốc tế sẽ cải thiện được áp lực với các đội y tế Lassa. Hệ thống cảnh báo sớm cho bệnh sốt Lassa cũng sẽ được tái lập và cải thiện. Ngay cả khi Ebola đã qua đi, sốt Lassa vẫn là căn bệnh đáng ngại. 
3.UNICEF: Tăng gấp đôi nhân viên đối phó dịch E-bô-la
Roi-tơ và Tân Hoa xã cho biết, ngày 4/11, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cảnh báo E-bô-la là thảm họa kép, vừa là dịch bệnh do vi-rút, vừa gây sợ hãi dẫn tới kỳ thị người bệnh trên toàn cầu. Quỹ này thông báo sẽ tăng gấp đôi số nhân viên hỗ trợ ở vùng dịch E-bô-la lên 600 người. Theo UNICEF, 20% số trường hợp nhiễm E-bô-la là trẻ em, khoảng 4.000 trẻ trong số khoảng năm triệu trẻ bị nhiễm E-bô-la đã trở thành trẻ mồ côi do dịch bệnh. Dịch E-bô-la đã cướp đi sinh mạng của gần 5.000 người trong tổng số hơn 13.700 trường hợp nhiễm bệnh.
4. Ca-na-đa: Chi 20,7 triệu USD cho hoạt động thí nghiệm và phát triển vắc-xin, thuốc điều trị E-bô-la
Chính phủ Ca-na-đa công bố khoản kinh phí mới 20,7 triệu USD cho hoạt động thí nghiệm và phát triển vắc-xin, thuốc điều trị E-bô-la. Bộ trưởng Y tế Ca-na-đa nhấn mạnh, việc xây dựng kế hoạch chống E-bô-la không chỉ vì lợi ích của nước này mà còn góp phần vào cuộc chiến chống E-bô-la đang lan rộng ở Tây Phi. Ca-na-đa đã ngừng cấp thị thực cho công dân các nước từ vùng "ổ dịch" gồm Li-bê-ri-a, Ghi-nê và Xi-ê-ra Lê-ôn.
5. Mỹ: Tổng thống họp với cố vấn an ninh quốc gia và y tế về phòng, chống dịch E-bô-la
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma có cuộc họp với các cố vấn an ninh quốc gia và y tế vào ngày 4/11 để bàn biện pháp phòng, chống dịch E-bô-la và các quy định kiểm tra đối với nhân viên y tế. Theo điều tra dư luận tại Mỹ, gần 75% số người dân Mỹ ủng hộ biện pháp cách ly các nhân viên y tế trở về từ vùng "ổ dịch". Nhiều bang của Mỹ quy định cách ly 21 ngày đối với các nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân E-bô-la ở Tây Phi. Tuy nhiên, Tổng thống Ô-ba-ma và các chuyên gia y tế chỉ trích biện pháp này.
6. Pháp: Điều trị  cho nhân viên y tế của UNICEF bị nhiễm E-bô-la
Bộ trưởng Y tế Pháp xác nhận, nhân viên y tế của UNICEF bị nhiễm E-bô-la khi đang làm việc tại Xi-ê-ra Lê-ôn đã được đưa về Pháp để điều trị. Ðây là bệnh nhân thứ hai nhiễm E-bô-la được điều trị tại Pháp kể từ khi dịch bùng phát tại Tây Phi.
Pháp thông báo có 12 bệnh viện của nước này được trang bị đầy đủ và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi nhiễm E-bô-la.
7.Các nhà khoa học Pháp tìm ra cách mới chữa HIV
Các nhà khoa học Pháp vừa công bố tìm ra cơ chế gen giúp một số người miễn dịch với tác động của virut HIV, mở ra một hướng mới trong việc tìm kiếm thuốc chữa trị. Theo AFP, công trình nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Sức khỏe và Nghiên cứu y khoa Pháp và được đăng trên Tạp chí Vi trùng học và lây nhiễm ngày 4/11.
Đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học là hai người đàn ông, trong đó một người đã nhiễm virut HIV cách đây 30 năm nhưng không bao giờ xuất hiện triệu chứng của bệnh AIDS. Nhóm nghiên cứu cho biết virut HIV vẫn nằm trong các tế bào miễn dịch của họ nhưng ở trạng thái bất hoạt vì mã gen của nó đã bị thay đổi. Hiện tượng này có thể xảy ra do hoạt động gia tăng của một loại enzyme phổ biến tên APOBEC.
Theo các nhà khoa học Pháp, cơ chế “chữa bệnh tự nhiên” này mở ra một hướng đi hứa hẹn cho các nhà bào chế dược phẩm chống HIV. “Công trình mở ra hướng chữa trị HIV bằng cách sử dụng hoặc kích thích loại enzyme này, đồng thời có phương pháp phát hiện ra những cá thể vừa nhiễm virut có thể mang cơ chế tự vô hiệu hóa”. Phát hiện của Pháp có thể là cách tiếp cận mới trong việc chữa trị HIV. Phương pháp trước nay thường được nghiên cứu là xóa bỏ bằng hết mọi dấu vết của HIV trong cơ thể người. “Chúng tôi cho rằng khả năng bám trụ của HIV không phải là rào cản nữa mà đây có thể là manh mối trong việc tìm ra thuốc chữa, cách bảo vệ khỏi loại virus này”, nhóm nghiên cứu cho biết.
HIV tự sinh sôi bằng cách tấn công tế bào miễn dịch CD4 của người, nó lập trình biến tế bào này thành nhà máy sản xuất virus hàng loạt. Một nhóm nhỏ người nhiễm virut (ít hơn 1%) có khẳng năng tự nhiên khống chế quá trình sinh sôi của HIV và các xét nghiệm sẽ không phát hiện ra kháng thể trong máu họ. Họ được gọi là “những chủ thể kiểm soát cao cấp”, tuy nhiên trước đó người ta chưa rõ cơ chế nào thực hiện được điều này.
Nguồn: Tổ xử lý thông tin báo chí Bộ Y tế
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH TM-DV Tin Học Phan Nguyễn
ĐC : Tầng 3, Tòa Nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng - Phường 7 - Quận 3 - TPHCM
ĐT : 0969 15 18 19
phannamkhanh@gmail.com

Xem Bản đồ cỡ lớn hơn